NHỮNG NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC BẠN NÊN NHỚ

– Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.

– Nguyên tắc 2: Vào một cơ quan/ công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.

– Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.

– Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.

– Nguyên tắc 5:
+ Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
+ Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
+ Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
+ Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.

– Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.

– Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít. Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!”

Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:

1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2. Người muốn đi làm lúc 9 giờ sáng và nghỉ lúc 5 giờ chiều.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4. Người không có chí tiến thủ.
5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người không có nhân phẩm.
8. Người không dám chịu trách nhiệm.
9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
10. Người luôn trách móc công ty.

Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: “Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không?”

Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?

Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?

Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.

– Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.

– Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.

– Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.

– Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.

– Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.

Hy vọng bài viết này giúp ích được cho nhiều người, mong các bạn sẽ trở thành những nhân tài xuất sắc, với sự nghiệp thành công rực rỡ…
Nguồn: ST

NHỮNG TRÍCH DẪN HAY VÀ Ý NGHĨA THẦY THÍCH NHẤT HẠNH VỀ CUỘC ĐỜI

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người. Hôm nay, ngày 22/01/2022, người đã viên tịch, người đi để lại cho đời bao nhiêu nuối tiếc. Nhờ những truyết lý, những lời răng dạy, những cuốn sách của người đã khai sáng cho bao nhiêu mảnh đời tìm đến được với niềm vui và hạnh phúc thật sự. Để tưởng nhớ tới người hãy cùng ngẫm lại những câu trích dẫn ý nghĩa về cuộc sống từ sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, như một niềm an ủi dành cho người:

  1. Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười, an trú trong hiện tại, giây phút tuyệt đẹp nhất. (Muốn an được an)
  2. Có bình an, hạnh phúc thì chúng ta sẽ mỉm cười và nở ra như một bông hoa, khi đó, mọi người chung quanh ta, từ gia đình cho đến xã hội, ai cũng được thừa hưởng. (Muốn an được an)
  3. Con người đích thực không đi tìm người thầy bên ngoài. Ta phải có trách nhiệm cho lời nói, suy nghĩ, hành động của ta. Chánh niệm giúp ta làm được điều này. (Hạnh phúc cầm tay)
  4. Cho dù ta tin rằng hành động của ta xuất phát từ tình thương thì ta cũng gây cho con ta, vợ ta, chồng ta, bạn ta hay đồng nghiệp của ta khổ đau trầm trọng, bởi vì ra không đủ hiểu người đó. (Hạnh phúc cầm tay)
  5. Mỗi khi tiếp xúc với những thứ trần tục, với những cái hèn mọn, nhỏ nhoi thì đừng quên rằng trăng sao vẫn còn đó. Chỉ cần ngẩng đầu lên là thấy năng lượng, niềm tin của mình không hề mất đi. (Bàn tay cũng là hoa)
  6. Chúng ta biết rằng khi giận thì không nên phản ứng, nghĩa là không nên nói, không nên làm bất cứ điều gì. Khi giận mà nói năng hay hành động là không khoan ngoan. Ta phải trở về tự thân để chăm sóc cơn giận của mình. (Giận)
  7. Nếu kẹt vào những buồn giận trong hiện tại hay nuối tiếc về quá khứ, hoặc lo lắng về tương lai thì ta không thực sự có sự tự do để thưởng thức những mầu nhiệm của sự sống đang có mặt ngay bây giờ và ở đây. (Hạnh phúc cầm tay)
  8. Ngày hôm nay nếu bạn mỉm cười được, thảnh thơi được, an trú trong hiện tại, vui hưởng được từng bước chân, từng tách trà và từng nụ cười thì cái vốn liếng hạnh phúc ngày hôm nay sẽ làm ra cái vốn liếng hạnh phúc cho ngày mai. (Tiếp xúc với sự sống)
  9. Muốn thay đổi sâu sắc cuộc sống trước mắt ta phải xét lại cách ăn uống, tiêu thụ. Phải ngưng tiêu thụ những gì có thể đầu độc ta. Khi đó ta mới có được sức mạnh để nuôi lớn những gì tốt đẹp trong ta và không còn là nạn nhân của sân hận, phiền não. (Giận)
  10. Bạn là thứ mà bạn muốn trở thành. Vậy thì tìm kiếm làm gì nữa? Bạn là một sự biểu hiện tuyệt diệu. Tất cả vũ trụ đều góp phần vào việc làm cho bạn biểu hiện. Không có gì không ở trong bạn cả. Vương quốc của Thượng đế, Niết bàn, Tịnh độ, Hạnh phúc và Tự do, tất cả đều trong bạn. (Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi)
  11. Mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp một cái gì đó cho công việc bảo vệ và chăm sóc hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Phải sống như thế nào để con cháu chúng ta có một tương lai tươi sáng, đó là gia tài đích thực ta để lại cho con cháu chúng ta. (Hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi)
  12. Khi ta thực sự hiểu được những đau khổ của người khác, ta sẽ tìm cách giúp họ vượt qua thoát khỏi những đau khổ, và bằng cách giúp họ vượt thoát những đau khổ đó; và bằng cách ấy ta cũng giúp chính ta. Ta làm cho tâm ta nhẹ nhàng, an lạc, thấm nhuần chất liệu của thương yêu. (An lạc từng bước chân)
  13. Ít ai muốn có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tuy thế, cũng có rất ít người biết làm thế nào để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi vì hạnh phúc là một cái gì cần được vun trồng, tưới tẩm và nuôi dưỡng. Nếu không thì, như Bụt nói, cái gì cũng vô thường hết, cái gì cũng phải chịu quy luật của sự tàn hoại. (Tìm bình yên trong gia đình)
  14. Hòa bình không phải là một phương tiện. Hòa bình phải được thể hiện ngay trong từng bước chân an lạc, thảnh thơi. Chỉ cần chúng ta quyết tâm là chúng ta làm được điều đó. Chúng ta không cần phải đợi tới ngày mai. Chúng ta chỉ cần buông thư và mỉm cười là chúng ta có thể bắt đầu tất cả những gì chúng ta mong muốn trong giờ phút hiện tại. (An lạc từng bước chân)
  15. Con người luôn có khuynh hướng chạy trốn khổ đau để đi tìm an lạc, không biết rằng chính những khổ đau dạy chúng ta nên người, từ khổ đau mà con người lớn hơn. Nếu chưa bao giờ quán chiếu về đau khổ, về nỗi tuyệt vọng thì làm sao bạn có khả năng cảm thông, có khả năng thương yêu? Mà không có khả năng cảm thông, không biết thương yêu thì làm sao có hạnh phúc được. (Con đã có đường đi)
  16. Lắng nghe với tâm từ bi có thể làm người khác bớt khổ. Tuy nhiên, mặc dầu có nhiều thiện chí, ta cũng khó lắng nghe một cách sâu sắc nếu không thực tập lắng nghe với tâm từ bi. Nếu có thể ngồi yên và lắng nghe người ấy với tâm từ bi chỉ trong một giờ thì ta có thể làm vơi bớt khổ đau của người ấy rất nhiều. Ta lắng nghe với một mục đích duy nhất là để cho người kia có cơ hội giãi bày tâm tư và nguôi bớt khổ đau. (Giận)
  17. Hơi thở phải thật nhẹ nhàng, đều đặn, trôi chảy tiếp nối như một lạch nước trôi trên cát mịn. Hơi thở phải thật im lặng, im lặng đến nối người ngồi gần cũng không nghe thấy mình thở. Hơi thở nên uyển chuyển như một dòng sông, một con rắn nước đang bò, chứ không thể như một dãy núi lởm chởm hay như nhịp phi của một con ngựa. Chủ động được hơi thở của mình tức là chủ động được thân tâm mình. (Phép lạ của sự thức tỉnh)
  18. Có những lúc bạn sống như trong một giấc mơ, bạn bị lôi kéo về quá khứ, về tương lai, bạn bị ràng buộc bởi những đau khổ, hờn giận, thắc mắc, sợ hãi. Trong hiện tại, giải thoát tức là vượt ra khỏi những trạng thái ấy để sống tỉnh táo, vui tươi, an nhiên và tịnh lạc. Sống như vậy mới là đang sống. Sống như vậy, bạn sẽ là nguồn vui cho những người thân thuộc và cho những kẻ sống bên cạnh bạn cũng như xung quanh bạn. (Tiếp xúc với sự sống)
  19. Tuy cuộc đời có khổ đau nhưng nhờ tu tập ta tìm được những giây phút rất hạnh phúc. Cho dù đang trong hoàn cảnh khốn khó tới mấy thì vẫn luôn còn đó những điều kiện hạnh phúc, tuy ít ỏi nhưng có đó. Ngược lại, nếu cho rằng đời toàn niềm vui cũng không đúng. Đời có khổ có vui, cái khổ đang đóng một vai trò nào đó để làm ra cái vui. Nếu không đói thì ta sẽ ăn không ngon. Nhờ có cái đói ta mới cảm thấy hạnh phúc khi được ăn. (Con đã có đường đi)
  20. Chúng ta không nên nói lý thuyết rằng khổ không có thật, khổ chỉ là giả tướng mà thôi. Nói như vậy chỉ là tự an ủi và trốn tránh. Vui cũng giả, khổ cũng giả, nói vậy rồi thôi, ta không chịu làm gì hết! Sự thật là chúng ta phải làm một cái gì, phải thực tập để chuyển hóa cái khổ cho thành không khổ. Trong khi thực tập ta mới tiếp xúc, quán chiếu và dần dần thấy được tự tánh của khổ cũng như tự tánh của không khổ. Nhờ đó ta sẽ đạt tới sự thật chân đế, vượt trên khổ và vui. (Trái tim của bụt)
  21. Chúng ta nên sống mỗi ngày như những người được cứu thoát từ mặt trăng về. Chúng ta hiện đang sống trên mặt đất, nên ta cần biết thưởng thức từng bước chân trên mặt địa cầu quý giá, đẹp đẽ này. Thiên sư Lâm Tế đã dạy: “Phép lạ không phải là đi trên mặt nước mà là đi trên mặt đất”. Tôi rất quý lời dạy đó. Bước đi là hạnh phúc của tôi, dù đi tại những nơi đông người như phi trường hay ga xe lửa. Đi như thế, mỗi bước chân hôn lên mặt đất mẹ, chúng ta có thể gây hứng khởi cho người khác làm them. Chúng ta vui sống từng giây phút của cuộc đời. (Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi)
  22. Chúng ta có rất nhiều việc phải làm trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta phải quyết định việc gì là quan trọng nhất cho mình. Học cho xong bậc đại học để có một bằng cấp có thể mất sáu hay tám năm, một khoảng thời gian khá dài. Có thể là bạn tin rằng bằng cấp rất quan trọng cho hạnh phúc. Có thể là đúng như vậy. Nhưng còn nhiều yếu tố khác quyết định bình an, hạnh phúc của bạn. Bạn cần để tâm cải thiện liên hệ giữa bạn và cha mẹ anh em, giữa bạn và người bạn đường. Bạn có thì giờ làm chuyện đó hay không? Cải thiện liên hệ giữa bạn và những người thương của bạn là quan trọng vô cùng. Bạn sẵn sàng bỏ ra sáu năm để có được một tấm bằng. Liệu bạn có đủ khôn ngoan để dành ra từng thì giờ để giải quyết khó khăn trong liên hệ của bạn hay không? Để đối phó với sân hận của bạn hay không? Khoảng thời gian đó sẽ đem lại hạnh phúc và vững chãi mà bạn cần để tái lập truyền thông. (Giận)

30 câu nói của người về hạnh phúc cuộc đời.

1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

2. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.

3. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.

4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

6. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.

7. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng. Nếu tâm trí chúng ta lúc nào cũng đầy những từ ngữ và suy nghĩ, thì lấy đâu ra không gian cho chính chúng ta.

8. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

9. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.

10. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.

11. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

12. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

13. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

14. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.

15. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

16. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.

17. Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.

18. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.

19. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.

20. Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.

21. Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.

22. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.

23. Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.

24. Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.

25. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.

26. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.

27. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.

28. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.

29. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.

30. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.

 

thien-su-thich-nhat-hanh

 

Thiền mang lại những lợi ích gì?

Thiền vốn được xem là một nét văn hóa Đông phương, nhưng giờ đây rất phổ biến trên toàn thế giới.
Người người đã hưởng lợi ích từ thiền. Họ có thể kể lại câu chuyện của họ cho bạn biết làm thế nào thiền đã thay đổi con người họ về cả thể chất lẫn tinh thần. Lợi ích của thiền đã được rất nhiều nghiên cứu trong hàng thiên niên kỷ qua chứng minh. Và dưới đây là 20 lợi ích của thiền mang lại đã được các nhà khoa học chứng minh.

1. Thiền làm giảm trầm cảm
Trong một nghiên cứu thực hiện tại 5 trường trung học ở Bỉ, với khoảng 400 sinh viên (13-20 tuổi), Giáo sư Filip Raes kết luận rằng: “Những sinh viên theo học một chương trình thiền chánh niệm trong lớp báo cáo giảm dấu hiệu trầm cảm, lo lắng và căng thẳng 6 tháng sau đó. Những học sinh này cũng ít có khả năng phát triển các triệu chứng giống như trầm cảm“.
Một nghiên cứu khác của Đại học California được thực hiện với những bệnh nhân trầm cảm trong quá khứ cũng cho biết thiền chánh niệm làm giảm trạng trái trầm tư và suy nghĩ sai lầm.

2. Thiền làm giảm stress và lo lắng
Thực hành thiền chánh niệm cũng giúp điều chỉnh rối loạn tâm trạng và lo âu. Đây cũng là kết luận của hơn 20 nghiên cứu kiểm soát ngẫu nhiên lấy từ PubMed, PsycInfo và Cochrane Databases, liên quan đến các kỹ thuật thiền định, Yoga…
Một nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison cũng chỉ ra rằng thực hành Thiền Minh Sát (như Vipassana) làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng.

3. Thiền giúp giảm chứng rối loạn hoảng sợ
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm thần học Mỹ, 22 bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ tham gia 3 tháng tập thiền và tập thư giãn. Kết quả là đối với 20 bệnh nhân trong số đó, những ảnh hưởng của sự hoảng loạn và lo lắng đã giảm đáng kể.

4. Thiền giúp giảm nhu cầu ngủ
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Kentucky trên những người không hành thiền, những thiền sinh mới tập và những thiền giả có kinh nghiệm. Kết quả cho thấy thiền giúp cải thiện ngắn hạn ngay cả ở những thiền sinh mới làm quen. Đối với các thiền giả giàu kinh nghiệm, nhiều giờ tập thiền giúp giảm đáng kể tổng thời gian ngủ so với những người không thiền. Còn thiền có thực sự thay thế một phần giấc ngủ hay trị chứng thiếu ngủ đang được điều tra thêm.

5. Thiền trong thời gian dài làm tăng khả năng tạo sóng gamma trong não
Trong một nghiên cứu với các nhà sư Phật giáo Tây Tạng, được thực hiện bởi nhà thần kinh học Richard Davidson của Đại học Wisconsin, người ta thấy rằng những thiền sinh mới tập “có sự tăng nhẹ trong hoạt động của gamma, nhưng phần lớn các nhà sư đã cho thấy sự gia tăng cực kỳ to lớn mà chưa bao giờ được báo cáo trong các tài liệu thần kinh học“.

6. Thiền cải thiện
khả năng tập trung và làm việc dưới sức ép cao
Một nghiên cứu do Katherine MacLean, Đại học California đưa ra gợi ý rằng trong và sau khi thiền, các đối tượng giữ được sự tập trung tốt hơn, đặc biệt là các công việc lặp đi lặp lại và nhàm chán. Một nghiên cứu khác cho thấy ngay cả với chỉ 20 phút mỗi ngày thực hành thiền, các học sinh đã cho thấy được sự tiến bộ trong các bài kiểm tra về kỹ năng nhận thức; trong một số trường hợp làm tốt gấp 10 lần so với nhóm không thực hành thiền.

7. Thiền cải thiện xử lý thông tin và ra quyết định
Eileen Luders tại UCLA Laboratory of Neuro Imaging và các cộng sự đã phát hiện ra rằng những người thiền trong thời gian dài có số lượng lớn “gyrification” (chỉ nếp gấp vỏ não, có thể cho phép bộ não xử lý thông tin nhanh hơn) so với những người không thiền. Các nhà khoa học nghi ngờ gyrification có lẽ chịu trách nhiệm làm não xử lý thông tin tốt hơn cũng như trong việc đưa ra các quyết định, hình thành ký ức và nâng cao khả năng tập trung.

8. Thiền mang đến sức mạnh tinh thần
Tiến sĩ tâm lý học Ron Alexander báo cáo trong cuốn sách Wise Mind, Open Mind rằng quá trình kiểm soát tâm thông qua thiền giúp làm tăng sức mạnh tinh thần, sự kiên cường và trí tuệ cảm xúc.

9. Thiền giúp bạn chống lại đau đớn
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Montreal đã làm một cuộc thử nghiệm. Theo đó, họ cho 13 thiền sư và 13 người không thực hành thiền cùng chịu đựng mức độ đau đớn do nhiệt như nhau và đo hoạt động não của 2 nhóm này bằng máy quét ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Họ phát hiện các thiền sư cảm nhận ít đau đớn hơn (trong tâm mình) dù rằng có thể não của họ chịu cùng tác động của cơn đau như những người không thiền.

10. Thiền làm giảm đau hơn cả morphine
Một nghiên cứu cho thấy chỉ một giờ tập thiền có thể làm giảm đáng kể cả triệu chứng đau và kích hoạt não liên quan đến đau. Cụ thể, làm giảm 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu do đau tới 57%. Thiền có tác dụng giảm đau còn hơn cả morphine hoặc các loại thuốc giảm đau khác.

11. Thiền giúp điều trị chứng tăng động
Trong một nghiên cứu với 50 bệnh nhân người lớn bị mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), nhóm được điều trị bằng MBCT (liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm) đã giảm được tính hiếu động, bốc đồng và cải thiện được kỹ năng “hành động có ý thức”.

12. Ngồi thiền giúp tinh thần an định
Khi cuộc sống bận rộn với nhiều suy nghĩ lo âu và mệt mỏi, nhiều người tìm đến thiền như một liều thuốc an thần hiệu quả và an toàn. Ngồi thiền có lợi cho hệ thần kinh. Tại não bộ khi “tiếp xúc” với những nỗi sợ hãi, lo lắng sẽ kết nối đến trung tâm thần kinh phản ảnh những nỗi sợ liên tục. Nhưng thiền sẽ ngắt các kết nối này. Thiền giúp thả lỏng cảm giác lo lắng, dần dần nỗi lo âu biến mất. Điều quan trọng là bạn phải thật kiên trì để xây dựng thói quen ngồi thiền trong thời gian dài mới đạt hiệu quả đáng kể.

13. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong một cuộc nghiên cứu được công bố vào năm 2012, một nhóm gồm hơn 200 người có nguy cơ cao được đưa ra 2 lựa chọn: một là tham gia một lớp giáo dục sức khỏe, cải thiện chế độ dinh dưỡng và tập thể dục; hai là tham gia một lớp Thiền Siêu Việt. Trong 5 năm tiếp theo, các nhà khoa học đã phát hiện những người chọn ngồi thiền giảm 48% nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.

14. Thiền cải thiện trí nhớ
Lợi ích ngồi thiền là giúp chỉnh sóng não bộ, nghĩa là thiền giúp giảm phiền nhiễu tăng năng suất làm việc, ít phiền nhiễu sẽ giúp não bộ nhanh chóng tích hợp nhiều thông tin mới. Điều đó có thể hỗ trợ đáng kể quá trình phục hồi bộ nhớ.

15. Thiền giúp ngủ sâu và ngon hơn
Ngồi thiền hằng ngày cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và thanh thản hơn, ngủ một cách thoải mái nhất, an nhiên nhất. Ngủ rất quan trọng vì nó cho cơ thể có thời gian tự hồi phục, “sửa chữa” mình. Ngoài ra, sau khi học thiền, bạn có thể nghe một số bài nhạc thiền để tâm trạng được thư thái, hòa mình vào thiên nhiên.

16. Thiền giúp cải thiện hệ miễn dịch
Các nghiên cứu tiến hành trước đây đã chứng minh rằng, thiền giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thiền giúp tăng khả năng miễn dịch tốt hơn với các bệnh thường gặp do nhiễm trùng nhẹ và các bệnh như cảm lạnh, cúm, đau cổ…

17. Thiền Làm chậm quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa tùy thuộc vào tốc độ mà bạn tiêu thụ ôxy. Thực hành thiền làm giảm tốc độ hô hấp của cơ thể do bạn tiêu thụ ôxy ít hơn. Tập thiền giúp bạn trẻ lâu hơn bằng cách điều chỉnh quá trình hô hấp của bạn.

18. Thiền làm tăng đồng cảm và các mối quan hệ tích cực
Truyền thống Phật giáo có Thiền Từ Bi. Theo đó, thiền giả tập trung vào việc tăng trưởng lòng từ bi và yêu thương đến tất cả chúng sinh. Theo một nghiên cứu từ Đại học Emory, các bài tập như vậy có thể làm tăng khả năng đồng cảm với những người khác bằng cách đọc các biểu hiện trên khuôn mặt của họ.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng sự phát triển các cảm xúc tích cực qua lòng từ bi giúp xây dựng một số nguồn lực cá nhân, bao gồm thái độ yêu thương đối với bản thân và người khác, sự chấp nhận bản thân, được xã hội chấp nhận và xây dựng được quan hệ tốt đẹp với những người khác…

19. Thiền làm tăng trưởng lòng từ bi và giảm lo lắng
Sau khi tham gia một khóa tăng trưởng lòng từ bi kéo dài 9 tuần, các cá nhân đã có những cải thiện đáng kể trong cả 3 lĩnh vực của lòng từ bi: lòng từ bi đối với người khác, nhận từ bi từ người khác và từ bi đối với bản thân. Trong một tình huống tương tự, các học viên cũng giảm được mức độ lo lắng và đè nén cảm xúc.

20. Thiền giúp Buông bỏ cám dỗ và hiểu rõ bản thân
Ngồi thiền đúng cách và tập thiền hằng ngày có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều cám dỗ. Thiền cũng giúp bạn hiểu rõ bản thân và vượt qua những nỗi sợ hãi và tập trung vào mục đích của bạn trong cuộc sống. Từ đó, bạn sẽ thoát ra được những cám dỗ mang lại đau khổ, mất mát mà trước đây không thể từ bỏ được.

–Nguồn internet –

15 QUY LUẬT XÃ HỘI ĐÁNG SUY NGẪM

1. Định luật sỉ nhục

Khi bị sỉ nhục, một trong những cách tốt cho bản thân là bỏ qua. Nếu không thể bỏ qua, hãy coi thường nó. Một khi đến việc coi thường nó mà bạn cũng không làm được, bạn chỉ còn cách là để bị sỉ nhục mà thôi.

2. Định luật ngu dốt

Sự ngu dốt phần lớn đều được sinh ra khi tay chân hoặc mồm miệng hành động nhanh hơn bộ não.

3. Định luật đố kỵ

Thứ mà con người ta đố kỵ không phải là thành tích vượt trội của những người lạ mà chính là sự thăng tiến của những người xung quanh.

4. Định luật sai lầm

Sai lầm lớn nhất mà con người thường hay mắc phải đó là, chúng ta thường hay khách khí với người ngoài nhưng lại quá hà khắc, làm tổn thương những người thân thiết.

5. Định luật lợi dụng

Chúng ta không nên sợ bị người khác lợi dụng, chỉ sợ chúng ta không có giá trị để người khác lợi dụng mà thôi!

6. Định luật địa vị

Có người đứng dưới chân núi, có người lại đứng trên đỉnh núi, tuy vị trí khác nhau, nhưng trong mắt cả hai, người kia đều nhỏ bé như nhau.

7. Định luật buồn chán

Người vui vẻ trước nỗi buồn của bạn, là kẻ địch. Người vui vẻ trước niềm vui của bạn, là bạn bè. Người buồn bã trước nỗi buồn của bạn, là người bạn nên đặt trong lòng.

8. Định luật hiểu nhầm

Bị một người hiểu nhầm không phiền phức lắm. Bị nhiều người hiểu nhầm sẽ phiền phức hơn rất nhiều. Chính mình hiểu nhầm mình, tình hình sẽ vô cùng bế tắc.

9. Định luật đánh giá

Đừng hiếu kỳ xem người khác đánh giá bạn thế nào, hãy nghĩ xem bạn sẽ đánh ra anh ta ra sao.

10. Định luật hành tỏi

Những người quá đề cao, coi mình là một cọng hành thường rất giỏi việc: Giả làm một cọng tỏi

11. Định luật chiếc bánh

Đột nhiên bạn phát hiện có chiếc bánh ngọt từ trên trời rơi xuống, hãy thận trọng bởi dưới mặt đất đã có sẵn cái bẫy lớn đang đợi bạn.

12. Định luật ngốc nghếch

Coi tất cả những người khác là kẻ ngốc, vậy thì bạn mới chắc chắn là kẻ ngốc.

13. Định luật đúng sai

Khi bạn cảm thấy những người khác không đều không đúng, điều đó có nghĩa là bạn nên xem lại liệu có phải bản thân mình đã sai?

14. Định luật hiệu quả

Rơi nước mắt vào vết thương và sát muối vào vết thương, hiệu quả là như nhau.

15. Định luật trưởng thành

Trưởng thành chính là quá trình điều chỉnh tiếng khóc của bạn về chế độ im lặng.
– ST –

Nguyên nhân nào làm cho nhân viên hay nghỉ việc? P1

Động lực làm việc của nhân viên chính là kết quả trực tiếp từ tổng số tương tác với người quản lý. – Bob Nelson

Marcus Buckingham nói rằng: “Cái chúng ta rời bỏ là sếp của mình chứ không phải công ty đó”. Trên thực tế, mọi người không bỏ việc vì công ty xấu, họ bỏ vì sếp tồi! Những vị sếp tệ bạc là điều kinh khủng nhất đối với một công ty, thậm chí còn tệ hơn cả sự dối trá. Nhân viên bỏ những vị sếp tồi và những công ty tạo điều kiện cho những người đó làm vương làm tướng. Một người sếp như thế có thể làm thui chột đi cả một thế hệ nhân viên nhiệt thành và tài năng. Không có gì giết chết sự năng động, sáng tạo và khát khao cống hiến của một “Thế hệ mới” bằng sự cay độc và tệ lậu của người làm chủ.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hiệp hội các chuyên gia hành chính quốc tế (International Association of Administrative Professionals), một vị sếp tồi là nguyên nhân số 1 khiến nhân viên thôi việc. Mối đe dọa lớn nhất đối với văn hóa của một công ty là một ông chủ xấu xa và độc hại. Tác động tiêu cực đến từ một vị sếp như thế không thể được định lượng được bằng con số như chỉ số KPI hay có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng, nhưng những đè nén mà nhân viên phải chịu tạo nên một chi phí ẩn đáng kể cho công ty.

Thường thì các nhân viên tài năng bị buộc phải nhảy việc từ công ty này sang công ty khác chỉ đơn giản vì họ cần một sự giải thoát. Cá nhân tôi cho rằng, sứ mệnh lớn nhất của một người lãnh đạo đó là tạo nên một môi trường làm việc thân thiện và hợp lý với nhân viên của mình. Khi môi trường thuận lợi, sự tăng trưởng, tiến bộ và năng suất làm việc sẽ tự động tăng, thậm chí đó còn là điều không thể không xảy ra! (Trừ khi nhân viên bị thiểu năng!). Một khi bạn đã dành rất nhiều tiền và thời gian để đào tạo nhân viên mà kết quả cuối cùng là họ lại dứt áo ra đi, thì đó chính là lúc để bạn tự nhìn lại mình và hệ thống ban lãnh đạo, có thể đó chính là lý do cho sự quay lưng!

Làm việc cho một vị sếp tồi chính là loại khủng bố kinh khủng nhất cả về mặt tinh thần và tình cảm. Thực tế cho thấy rằng có những sự tương quan nhất định giữa mối quan hệ của nhân viên và sếp với các vấn đề khác trong cuộc sống như gia đình, bạn bè hay thậm chí là tính cách của họ. Hầu hết những ức chế và cãi vã trong gia đình và các mối quan hệ đều xuất phát từ một sự căng thẳng trong công việc, mà cụ thể hơn là với sếp. Bởi một nhân viên thì chẳng thể nào trút giận dữ lên người trả lương cho mình, họ buộc phải tìm một nơi khác dễ dàng hơn để giải tỏa những hung hăng đó; và trong hầu hết trường hợp, gia đình và bạn bè luôn là người “hứng chịu”.

Ở một khía cạnh khác, các đánh giá và nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vị sếp tồi có thể thực sự làm cho nhân viên phát bệnh! Một nghiên cứu đã kết luận rằng bạn càng làm việc dưới sự đè nén và căng thẳng bao nhiêu, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn càng bị phá hoại bấy nhiêu. Dữ liệu gần đây từ Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho thấy 75% công nhân Mỹ tin rằng ông chủ của họ là nguyên nhân chính gây ra những căng thẳng tại nơi làm việc.

Các nhà nghiên cứu Thụy Điển, dẫn đầu bởi Anna Nyberg tại Viện Stress tại Stockholm, đã xuất bản một nghiên cứu trên Tạp chí Occupational and Environmental Medicine về vấn đề hành vi của người lãnh đạo và sức khỏe của nhân viên. Họ đã nghiên cứu hơn 3.100 người đàn ông trong khoảng thời gian 10 năm trong môi trường làm việc điển hình. Họ phát hiện ra rằng những nhân viên có những người quản lý không đủ năng lực, không quan tâm, khép kín và không giao tiếp, có khả năng bị đau tim hoặc bệnh tim đe dọa tính mạng cao hơn đến 60%. Ngược lại, các nhân viên làm việc với các nhà lãnh đạo “tốt” thì ít có khả năng bị các vấn đề về tim hơn 40%. Nyberg nói: “Đối với tất cả những người làm việc dưới sự quản lý mà họ cảm thấy kỳ lạ hoặc theo bất kỳ cách nào họ không hiểu, họ sẽ cảm thấy căng thẳng, nghiên cứu xác nhận điều này có khả năng phát triển thành một mối nguy hại về sức khỏe.”

Một trong những câu chuyện thành công của gã khổng lồ internet – Goggle Inc – là văn hóa vững vàng của họ về việc “thổi bay”’ một cách có hệ thống những vị sếp tồi hoặc những gì họ có. Chính sách “Nói không với mấy thằng đểu” của Goggle đã bảo đảm rất nhiều cho việc các ông chủ tệ lậu sẽ không có chỗ đứng hoặc thậm chí là không tìm được đường vào công ty.

Trong bài viết “Sếp tồi khiến bạn phát bệnh như thế nào”, Ray Williams có nói, “Một thằng đểu ở nơi làm việc chính là một người đàn áp, làm nhục, làm mất hứng hoặc bỉ bôi cấp dưới và đồng nghiệp. Chiến thuật bẩn thỉu của họ bao gồm: những lời lăng mạ cá nhân, xâm phạm vào không gian cá nhân, đe dọa và hăm dọa ( cả bằng lời nói và không lời), cười mỉa mai và trêu chọc, sỉ nhục công cộng, gián đoạn thô lỗ, nhìn một cách khinh miệt và bẩn thỉu, đối xử với những người như họ là vô hình, và tấn công hai mặt”.

Có rất nhiều hình thức và sắc thái trong sự xấu xa tệ lậu của một ông chủ. Điều gì khiến nhân viên phát điên lên vì sếp của họ? Đó là:

Nhập nhằng chuyện tiền bạc

Xét cho cùng, nhân viên đi làm chính là vì tiền, vì muốn kiếm tiền để trang trải cuộc sống và phục vụ các nhu cầu bản thân. Bạn có thể đi làm vì đam mê, nhưng chẳng có ai chỉ vì đam mê mà không muốn nhận những đồng lương xứng đáng. Một vị sếp xấu tính luôn tìm cách để trả càng ít tiền cho nhân viên càng tốt (hoặc thậm chí là không trả) chính là lý do không thể ngụy biện cho sự ra đi của nhân viên. Không nhất thiết nhân viên bỏ việc vì trực tiếp bị nhập nhằng, họ có thể nhìn thấy cái sự thật đó xảy ra với người khác và nguy cơ nó cũng có thể xảy ra với chính mình. Sếp xấu tính thì có thể bằng cách này hay cách khác mà nhân viên sẽ nhẫn nhịn chịu đựng, vì xét cho cùng không ai là hoàn hảo và lắm tài thì hay nhiều tật, nhưng khi sếp thiếu sòng phẳng, chẳng có lý do gì để mà tiếc nuối.

Những kỳ vọng phi thực tế

Một người lãnh đạo tốt sẽ đặt những kỳ vọng đủ cao để thúc đẩy nhân viên của mình nhưng không khiến họ mệt mỏi và kiệt sức. Thật tốt khi có những kỳ vọng cao từ người khác, nhưng nó phải luôn song hành cùng sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần. Những kỳ vọng không lành mạnh làm biến dạng môi trường làm việc và khiến cho nhân viên trở thành những kẻ vô dụng. Một người sếp tốt sẽ khiến cho nhân viên có thể được phát triển theo nhịp độ riêng của họ chứ không phải điên cuồng bán mạng chạy theo những chỉ tiêu trên trời.

Một con đường cũ sẽ chẳng bao giờ có thể mở ra một cánh cửa mới! Albert Einstein nói: “Vấn đề không thể được giải quyết bởi những người có cùng mức độ suy nghĩ với người tạo ra nó”. Chúng ta không thể làm những điều cũ rích mãi được. Những người quản lý chỉ chăm chăm bám víu vào những điều đã cũ không thể nào tạo được cơ hội phát triển cho những nhân viên cấp tiến và năng động. Thomas Edison có nói: “Luôn có một cách tốt hơn; tìm đi.” Một ông chủ tồi luôn né tránh sự thay đổi và thậm chí là làm mất tinh thần nhân viên với những suy nghĩ cổ hủ lạc hậu.

Sếp tối thường hay soi mói lỗi lầm của người khác, họ có một đôi mắt tọc mạch và mù quáng về mặt tâm lý với những điểm tốt của người khác. Không có ai là hoàn hảo, và một khi chúng ta quyết tâm bới móc những lỗi lầm của người khác thì chắc chắn ta sẽ tìm ra nó. Thật hài hước khi biết rằng hầu hết thời gian, chính người soi mói mới là vấn đề lớn nhất. Chúng ta thường có xu hướng làm việc ít đi và kém nhiệt tình hơn khi biết rằng có ai đó đang quan sát mình bằng con mắt tọc mạch thiếu thiện chí.

Không biết cảm thông cho những lỗi lầm

Mahatma Gandi nói: “Tự do không mang giá trị gì nếu nếu nó không bao gồm cả quyền tự do phạm sai lầm”. Sai lầm là một phần không thể tách rời của việc học hỏi. Khi nhân viên phạm sai lầm (điều mà 100% họ sẽ luôn luôn vướng phải), chúng ta phải khuyến khích họ học hỏi từ nó. Sai lầm mặc dù có thể tốn kém nhưng cũng có thể được sử dụng như một chìa khóa để đổi mới. Denis Waitley cũng nói: “Những sai lầm rất đau đớn khi chúng xảy ra, nhưng nhiều năm sau đó, một tập hợp các sai lầm chính là cái được gọi là kinh nghiệm”.

Myles Munroe đã từng nói, “Để biết mỗi người nên thuộc về nơi nào, chúng ta cần biết điểm mạnh của họ ở đâu”. Sẽ chỉ là những thất vọng dài dài khi bạn tiếp tục đưa mọi người vào những vai trò không song song với khả năng của họ. Cách dễ nhất để kìm hãm sự phát triển con người là đặt họ vào các phòng ban chẳng cần đến tài năng và sự sáng tạo của họ. Một người quản lý tốt luôn làm một việc gọi là “phân tích sức mạnh” và đảm bảo rằng nhân viên được đặt đúng nơi mà điểm mạnh, tài năng và chuyên môn của họ có thể được sử dụng tối đa.

Không có sự đào tạo và phát triển

Sir Richard Branson nói, “Đào tạo mọi người đủ tốt để họ có thể ra đi, đối xử với họ đủ tốt để họ không muốn làm thế”. Một nhân viên chưa được đào tạo là trách nhiệm của người quản lý! Bất kể mức độ không đủ năng lực, đào tạo phù hợp sẽ luôn tạo ra sự khác biệt! Henry Ford đã từng nói: “Điều tồi tệ hơn cả việc đào tạo nhân viên và để họ rời đi chính là việc không đào tạo họ mà vẫn có họ ở lại”. Bạn không xây dựng một doanh nghiệp, bạn xây dựng con người và sau đó mọi người xây dựng doanh nghiệp. Chẳng đào tạo gì nhân viên nhưng lại mong họ cống hiến một cách hiệu quả chỉ chứng minh bạn là một vị sếp vứt đi.

Sự tích cực chính là năng lượng cho sự hiệu quả. Một số nhà lãnh đạo chỉ giỏi trong việc kéo những người khác xuống. Họ thiếu khả năng khuyến khích và trao quyền cho người khác. Tom Ziglar nói: “Những người tiêu cực không muốn các giải pháp. Giải pháp có nghĩa là họ phải làm việc để tìm một thứ gì đó khác tiêu cực.” Một số ông chủ tệ lậu chỉ nhìn vào những gì đã sai mà không dành thời gian để thực sự nhìn thấy vô số nỗ lực và hy sinh từ nhân viên của họ. Một ông chủ tiêu cực chính là ‘môi trường’ tồi tệ nhất ở bất kỳ nơi làm việc nào!

Mối đe dọa lớn nhất đối với một tổ chức là một người điều hành bất an. Một vị sếp như thế sẽ luôn luôn ngắt mạch sự tăng trưởng và tiến bộ của cấp dưới. Khi một người sếp luôn lo lắng và không chắc chắn về mọi thứ, mọi người xung quanh sẽ luôn là một ‘kẻ tình nghi’. Một lòng tự trọng lành mạnh là tài sản lớn nhất của bất kỳ nhà lãnh đạo nào; nó đảm bảo rằng các ông chủ nhìn nhận mọi người như là một cộng sự chứ không phải một đối thủ cạnh tranh. Một ông chủ bất an sẽ luôn làm hỏng hạnh phúc của người khác chỉ vì anh ta không thể tìm thấy hạnh phúc của riêng mình!

Đây là những ông chủ rất độc hại bởi họ hiếm khi lắng nghe quan điểm và ý kiến từ nhân viên của họ. Andy Stanley nói, “Các nhà lãnh đạo không lắng nghe cuối cùng sẽ được bao quanh bởi những người không có gì để nói.” Các nhà lãnh đạo vĩ đại đánh giá cao những phản hồi và chỉ trích. Các nhà lãnh đạo được vây quanh với những người chỉ nói những gì họ muốn nghe đang hướng đến một cuộc hành trình đi vào quên lãng. Một nhà lãnh đạo vượt ra ngoài cuộc đối đầu sẽ tự hủy hoại bản thân mình! Các ông chủ vĩ đại bao quanh mình, không chỉ với những người nói điều họ muốn nghe, mà với những người nói điều họ nên nghe. Các chỉ trích và phản hồi chính là nấc thang trong sự phát triển của những nhà lãnh đạo.

Thái độ hống hách, kiểm soát và sở hữu

Related image

Steve Jobs đã từng nói: “Việc thuê người thông minh rồi sau đó bảo họ phải làm gì là điều cực kỳ vô lý; chúng tôi thuê những người thông minh để họ có thể cho chúng tôi biết cần phải làm gì”. Những vị sếp tồi tệ có thể khiến chúng ta cảm thấy bị ngột ngạt và chịu đựng. Các ông chủ thực sự phải cung cấp cho nhân viên của họ không gian để thở. Nhiều lần, chúng tôi cần cung cấp cho nhân viên nền tảng để trở thành chính mình và nuôi dưỡng tính cách của họ. Một người lãnh đạo với thiên hướng sở hữu sẽ hành động như thể anh ta sở hữu mọi người. Nhưng thực tế là, bạn không thể nào sở hữu mọi người! Sáng tạo và đổi mới cần không gian. Mọi người đều có quyền có kinh nghiệm và không gian riêng của mình, và khi chúng ta từ chối trao cho mọi người ‘đặc ân’ này, nó cản trở sự phát triển và kinh nghiệm cá nhân. Con người có nghĩa là được sinh hoạt và không bị kiểm soát; nếu mọi người làm việc mà phải bị kiểm soát, sao sếp không có luôn một cái điều khiển từ xa đi!

Thích đổ lỗi nhưng chẳng chịu động não

Một số vị sếp rởm đời không bao giờ chịu nhả ra dù chỉ một lời khen ngợi với nhân viên, điều duy nhất họ làm là ‘đổ lỗi’. Những người ác tính nhất thậm chí có thể làm cho bạn tin rằng bạn không xứng đáng, không đủ năng lực và thậm chí không thể tha thứ. Rõ ràng là các nhân viên sẽ luôn luôn đi kèm với những điểm mạnh và điểm yếu; nhưng một ông/bà sếp rởm đời thì lúc quái nào cũng bỏ qua cái đầu mà chỉ tập trung vào cái sau. Người lãnh đạo thực sự sẽ tận dụng điểm mạnh của nhân viên trong khi cải thiện những điểm yếu của họ. Và tôi cũng đồng ý rằng chúng ta không nên coi thường điểm yếu của nhân viên rồi biến nó thành trở ngại trên con đường phát triển. Động não sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề bằng cách phát triển giải pháp khả thi trong khi đổ lỗi thì chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề và công kích người khác. Nó giết chết sự chủ động và làm giảm tinh thần của mọi người. Tôi đã nhận ra rằng khi chúng ta thực sự động não và suy nghĩ, chúng ta sẽ có ít thời gian hơn để gây trở ngại cho người khác.

Coi trọng khách hàng hơn nhân viên

Image result for toxic bosses illustration

Richard Branson nói, “Đặt nhân viên của bạn lên hàng đầu, khách hàng thứ hai và các cổ đông của bạn thứ ba”. Trong khi khách hàng đảm bảo lợi nhuận thì nhân viên cũng đảm bảo tính bền vững. Khách hàng không nên được ưu tiên, chính nhân viên mới cần điều đó. Nếu bạn chăm sóc nhân viên của bạn, họ sẽ chăm sóc khách hàng. Một người cảm thấy được đánh giá cao sẽ luôn làm nhiều hơn những gì được mong đợi. Ông chủ tệ bạc không bao giờ biết ơn; họ hiếm khi nói những lời ‘Cảm ơn’ với nhân viên của mình.

Cho rằng công việc quan trọng hơn gia đình

Gia đình mới là tất cả! Người lãnh đạo tốt sẽ đảm bảo rằng bạn không hy sinh gia đình để lao vào công việc. Cách dễ nhất để thu phục được nhân viên là thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến gia đình và phúc lợi của họ. Một ông chủ tồi vắt kiệt nhân viên để gây thiệt hại cho gia đình và cuộc sống của họ. Nhân viên sẽ luôn thực hiện nhiều hơn khi gia đình được ưu tiên.

Món quà lớn nhất mà bạn có thể tặng cho nhân viên của mình chính là món quà của một ‘vị sếp tốt’. Để làm cho môi trường làm việc hiệu quả hơn, hoàn thiện và sinh động, chúng ta phải đảm bảo rằng các nhà quản lý và người quản lý có mối quan hệ tích cực và lành mạnh với nhân viên. Cái giá phải trả cho một vị sếp rởm đời không chỉ là quá đắt; mà còn vì thiệt hại chủ yếu là không thể tha thứ. Napoléon Bonaparte nói, “Một nhà lãnh đạo là một nhà thương thuyết niềm hy vọng”. Bản chất thực sự của sự lãnh đạo là kích thích tinh thần của con người để đạt được các mục tiêu chung và táo bạo. CEO chỉ đơn giản là Chief Encouragement Officer – Giám đốc Khích lệ Nhân viên!

“Một nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ, một ông chủ thì chỉ gây sợ hãi”-Vicente del Bosque

Theo LinkedIn

Gieo gì cho tương lai?

Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

  • Gieo tích cực gặt thành công

Gieo thành thật, gặt lòng tin
Gieo lòng tốt, gặt thân thiện
Gieo khiêm tốn, gặt cao thượng
Gieo kiên nhẫn, gặt chiến thắng.

Gieo chăm chỉ, gặt mục tiêu
Gieo niềm tin, gặt phép màu
Gieo cân nhắc, gặt hòa thuận
Gieo chịu đựng, gặt cộng tác.

Gieo tha thứ, gặt hòa giải
Gieo cởi mở, gặt thân mật
Gieo kiềm chế, gặt bình tĩnh
Gieo điều thiện, gặt duyên lành
Gieo nụ cười, gặt hạnh phúc.

  • Gieo tiêu cực gặt đau thương

Gieo ham muốn, gặt thất vọng
Gieo ghét bỏ, gặt khổ đau
Gieo tức giận gặt bực mình
Gieo qua loa, gặt rắc rối.

Gieo dối trá, gặt ngờ vực
Gieo ích kỷ, gặt cô đơn
Gieo đố kỵ, gặt muộn phiền
Gieo lười biếng, gặt thất bại.

Gieo đùa giỡn, gặt nghi ngờ
Gieo tham lam, gặt tổn hại
Gieo lo lắng, gặt âu lo
Gieo tội lỗi, gặt tội lỗi.

Tư duy kinh doanh – Yếu tố cần thiết để dấn thân vào con đường khởi nghiệp kinh doanh

Cũng giống như mọi loại tư duy khác, tư duy kinh doanh là thứ khác biệt và mang bản sắc cá nhân nhất trên thương trường, không thể dễ dàng đánh giá tư duy kinh doanh của ai là hợp lý trước khi nhìn vào kết quả của họ. Bên cạnh ý chí, khi khởi nghiệp, nếu không có tư duy kinh doanh đúng và khác biệt, bạn sẽ không thể bứt lên được, sau khi khởi nghiệp bạn lại cần học cách tư duy linh hoạt.

1. Không có tư duy cũ hay mới, chỉ có tư duy phù hợp hay không.

Không có gì đánh giá tư duy của bạn là đúng hay sai trừ kết quả bạn tạo ra. Tư duy kinh doanh đã lâu hay mới xuất hiện không quan trọng, miễn là chúng phù hợp với thị trường và đem lại lợi nhuận cho bạn. Còn không, hãy thay đổi chúng.

2. Đừng cho rằng khởi nghiệp là phải làm một điều gì lớn lao.

Ý tưởng khởi nghiệp không khó kiếm như bạn tưởng. Tố chất quan trọng nhất với những người có tư duy kinh doanh, theo tôi, chính là sự quan sát. Quan sát xung quanh mình, nhận ra những điều chưa ổn của cộng đồng và có mong muốn cải thiện nó. Khi đó, bạn làm được chính xác điều người khác cần. Nhìn thấy vấn đề thì dễ nhưng tíc tắc bạn quyết định phải làm gì để giải quyết nó mới quan trọng.

hãy học cách tư duy kinh doanh làm giàu từ các triệu phú

3. Đừng luôn nghĩ mình muốn kinh doanh nhưng không có đủ vốn:

Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn nghĩ làm kinh doanh là phải làm những cái lớn lao, có văn phòng, nhân viên và làm ra những sản phẩm hoành tráng cỡ SamSung, Honda..

Đó là một sai lầm. Vốn và thương hiệu rất quan trọng, nhưng bạn cần thời gian để xây dựng chúng. Bạn kinh doanh là để kiếm tiền về, chứ không phải mang tiền đi tiêu. Có tư duy kinh doanh nghĩa là làm sao chỉ có 1 thôi mình biến ra 10, đừng nghĩ phải có 10 mình mới kiếm ra 10, cũng đừng nghĩ vốn của bạn phải lớn bạn mới tồn tại được. Vốn mạnh giúp bạn nhanh chóng vượt qua một vài khó khăn ban đầu nhanh chóng, nhưng không có nghĩa chính nó tạo nên doanh nghiệp của bạn. Đừng nghĩ phải có vài trăm triệu, phải thành lập cái nọ cái kia mới là làm kinh tế, mới là có tư duy kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, bán những mặt hàng tầm thường nhất.

Hãng máy bay Boeing bắt đầu từ một xưởng dập thìa dĩa, Huyndai trước kia là một cửa hàng gạo. Cái tạo ra sự khác nhau là đầu óc, tư duy kinh doanh của bạn chứ không phải quy mô hiện tại hay mặt hàng bạn đang làm. Nếu không có tư duy đúng, dù bạn có nhiều vốn đến đâu cũng sẽ phá sản.

4. Làm thuê vài năm trước khi khởi nghiệp là điều cần thiết.

Bạn có thể rất giỏi và sáng tạo, việc bạn đi làm thuê không phủ nhận điều đấy nhé. Nhưng tôi vẫn khuyên các bạn trước khi khởi nghiệp nên bỏ một vài năm ra để làm nhân viên. Điều này cho bạn kinh nghiệm, những thứ cực kỳ quý báu mà nếu không cẩn thận sau này bạn sẽ phải trả bằng chính tiền, mồ hôi nước mắt và các mối quan hệ cũng như danh dự của mình. Đồng thời càng qua thời gian càng làm lộ rõ hơn tư duy kinh doanh phù hợp của riêng bạn.

Cứ bước từ những điểm thấp nhất, bạn sẽ càng có cái nhìn bao quát hơn cho sự nghiệp của mình sau này.

học cách tư duy kinh doanh …

5. Đừng lầm tưởng bằng cấp bạn đang có không đáng cho bạn làm chuyên này chuyện kia.

Bạn cho rằng bỏ 4 năm ra học Đại Học, cầm một cái bằng trên tay thì việc mở một quán phở (dù có kiếm ra cả trăm triệu tiền lãi hàng tháng) thật không đáng, là một người làm dịch vụ hằng ngày phải phục vụ vâng dạ ạ thưa với khách là không đáng? Muốn làm kinh doanh, hãy gạt cái TÔI của bạn sang một bên và làm cái mà thị trường cần. Tư duy kinh doanh cần được củng cố bằng tư duy đúng về tiền, mục đích cuối cùng của việc đi làm là vui và kiếm ra tiền. Bạn đừng cho rằng đó là những suy nghĩ tầm thường hay sự bất chấp. Chỉ cần:

Bạn thích.
Có tiềm năng.
Ra tiền.
Không có chân lý nào quy định cầm một bằng cấp trong tay có nghĩa là bạn phải làm gì, hay công việc nào là “xứng” tầm với bạn. Một công việc “xứng” mà chỉ mang lại mức lương lèo tèo, biến mỗi ngày đi làm là một ngày chết mòn, không thể sắp xếp nổi thời gian cho những thú vui riêng. Thì “xứng” để làm gì. Bạn chỉ sống có một lần thôi, đừng làm khổ mình thế.

Việc tự bạn kiếm ra tiền bằng tư duy kinh doanh riêng không làm rẻ tiền con người bạn, không có công việc tầm thường, chỉ có những suy nghĩ tầm thường.

Bạn cứ làm đi, thật kiên định vào, rồi xem sau 5, 10 năm nữa chuyện gì sẽ đến.

 – ST-

Nếu như mọi sự đều đã được chuẩn bị câu toàn, vậy giá trị của bạn ở đâu?

Gia Cát Lượng chưa từng hỏi Lưu Bị: “Tại sao cung tên của chúng ta ít như vậy?”

Quan Vũ chưa bao giờ hỏi Lưu Bị: “Tại sao binh lính của chúng ta thiếu thốn đến thế?”

Trương Phi chưa bao giờ hỏi Lưu Bị: “Khi bị quân lính vây hãm dưới thành, chúng ta phải làm sao?”

Thế nhưng…

Đã từng có tích dùng thuyền cỏ mượn tên;

Đã từng có chuyện qua năm ải chém sáu tướng;

Đã từng có sự kiện chặt đứt cây cầu dọa lùi Tào binh.

Triệu Tử Long nhận được quân lệnh tấn công khi chỉ có 20 binh sĩ.

Kết quả đã công hạ được mười thành trì, thu được 2 vạn binh sĩ cùng ba ngàn con ngựa tốt.

Trong quân lệnh chỉ viết vẻn vẹn 4 chữ: “Đánh hạ thành trì”

Nếu như mọi việc đã được chuẩn bị sẵn thì giá trị của bạn ở đâu?

Bởi vì bạn đang bước đi, bạn mới có thể gặp được những người cùng chung chí hướng, mới gặp được bạn đồng hành.

3624

(Ảnh: Internet)

Tôn Ngộ Không trong lúc đi thỉnh Kinh mà gặp được đồng môn;

Trư Bát Giới cũng là trong khi đi thỉnh Kinh mà có thêm sư đệ;

Sa Ngộ Tĩnh cũng là trên đường đi lấy Kinh mà kết giao được nhiều người;

Vậy nên, bạn muốn gặp được nhau thì phải đi cùng trên một con đường.

Trước tiên, hãy dũng cảm bước đi…

Không phải vì có người đồng hành nên mới bước đi, mà là khi bước đi mới có được bạn đồng hành.

Thật đáng tiếc, rất nhiều người không hiểu đạo lý này!

Không phải ai cũng xứng làm đối thủ của bạn, đừng cùng người không có tố chất mà tranh luận đúng sai

Sư tử trông thấy một con chó điên, liền nhanh chóng tránh qua một bên.

Sư tử con thấy vậy khó hiểu nói: “Cha ơi, cha dám cùng lão hổ đánh nhau sống chết, cùng báo săn tranh hùng, vậy mà lại tránh né một con chó điên, thật mất mặt quá!”.

neu-moi-su-deu-da-cau-toan-vay-gia-tri-cua-ban-nam-o-dau

(Ảnh: Internet)

Sư tử nói: “Con à, đánh bại một con chó điên có gì vinh quang không?”

Sư tử con lắc đầu.

“Vậy để cho con chó điên cắn một miếng có phải là xúi quẩy không?”

Sư tử con gật đầu.

“Đã là như vậy, sao chúng ta lại còn đi chọc vào một con chó điên đây?”

Trên đời này, không phải ai cũng xứng làm đối thủ của bạn. Đừng cùng những người không có tố chất kia mà tranh luận đúng sai.

Mỉm cười rời xa họ, đừng để họ ‘cắn’ bạn.

Điều này nhất định cần phải minh bạch, bởi vì rất nhiều người đều đang ‘đấu’ cùng Chó điên!

Hôm nay, nếu bạn vẫn còn phàn nàn, vẫn còn không nỗ lực, thì thành công nhất định sẽ thuộc về người khác.

Bạn không làm, người khác sẽ làm. Bạn không trưởng thành, chẳng ai chờ đợi bạn!

Tuệ Tâm, dịch từ Cmoney.tw