Nguyên nhân nào làm cho nhân viên hay nghỉ việc? P1

Động lực làm việc của nhân viên chính là kết quả trực tiếp từ tổng số tương tác với người quản lý. – Bob Nelson

Marcus Buckingham nói rằng: “Cái chúng ta rời bỏ là sếp của mình chứ không phải công ty đó”. Trên thực tế, mọi người không bỏ việc vì công ty xấu, họ bỏ vì sếp tồi! Những vị sếp tệ bạc là điều kinh khủng nhất đối với một công ty, thậm chí còn tệ hơn cả sự dối trá. Nhân viên bỏ những vị sếp tồi và những công ty tạo điều kiện cho những người đó làm vương làm tướng. Một người sếp như thế có thể làm thui chột đi cả một thế hệ nhân viên nhiệt thành và tài năng. Không có gì giết chết sự năng động, sáng tạo và khát khao cống hiến của một “Thế hệ mới” bằng sự cay độc và tệ lậu của người làm chủ.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hiệp hội các chuyên gia hành chính quốc tế (International Association of Administrative Professionals), một vị sếp tồi là nguyên nhân số 1 khiến nhân viên thôi việc. Mối đe dọa lớn nhất đối với văn hóa của một công ty là một ông chủ xấu xa và độc hại. Tác động tiêu cực đến từ một vị sếp như thế không thể được định lượng được bằng con số như chỉ số KPI hay có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng, nhưng những đè nén mà nhân viên phải chịu tạo nên một chi phí ẩn đáng kể cho công ty.

Thường thì các nhân viên tài năng bị buộc phải nhảy việc từ công ty này sang công ty khác chỉ đơn giản vì họ cần một sự giải thoát. Cá nhân tôi cho rằng, sứ mệnh lớn nhất của một người lãnh đạo đó là tạo nên một môi trường làm việc thân thiện và hợp lý với nhân viên của mình. Khi môi trường thuận lợi, sự tăng trưởng, tiến bộ và năng suất làm việc sẽ tự động tăng, thậm chí đó còn là điều không thể không xảy ra! (Trừ khi nhân viên bị thiểu năng!). Một khi bạn đã dành rất nhiều tiền và thời gian để đào tạo nhân viên mà kết quả cuối cùng là họ lại dứt áo ra đi, thì đó chính là lúc để bạn tự nhìn lại mình và hệ thống ban lãnh đạo, có thể đó chính là lý do cho sự quay lưng!

Làm việc cho một vị sếp tồi chính là loại khủng bố kinh khủng nhất cả về mặt tinh thần và tình cảm. Thực tế cho thấy rằng có những sự tương quan nhất định giữa mối quan hệ của nhân viên và sếp với các vấn đề khác trong cuộc sống như gia đình, bạn bè hay thậm chí là tính cách của họ. Hầu hết những ức chế và cãi vã trong gia đình và các mối quan hệ đều xuất phát từ một sự căng thẳng trong công việc, mà cụ thể hơn là với sếp. Bởi một nhân viên thì chẳng thể nào trút giận dữ lên người trả lương cho mình, họ buộc phải tìm một nơi khác dễ dàng hơn để giải tỏa những hung hăng đó; và trong hầu hết trường hợp, gia đình và bạn bè luôn là người “hứng chịu”.

Ở một khía cạnh khác, các đánh giá và nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vị sếp tồi có thể thực sự làm cho nhân viên phát bệnh! Một nghiên cứu đã kết luận rằng bạn càng làm việc dưới sự đè nén và căng thẳng bao nhiêu, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn càng bị phá hoại bấy nhiêu. Dữ liệu gần đây từ Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho thấy 75% công nhân Mỹ tin rằng ông chủ của họ là nguyên nhân chính gây ra những căng thẳng tại nơi làm việc.

Các nhà nghiên cứu Thụy Điển, dẫn đầu bởi Anna Nyberg tại Viện Stress tại Stockholm, đã xuất bản một nghiên cứu trên Tạp chí Occupational and Environmental Medicine về vấn đề hành vi của người lãnh đạo và sức khỏe của nhân viên. Họ đã nghiên cứu hơn 3.100 người đàn ông trong khoảng thời gian 10 năm trong môi trường làm việc điển hình. Họ phát hiện ra rằng những nhân viên có những người quản lý không đủ năng lực, không quan tâm, khép kín và không giao tiếp, có khả năng bị đau tim hoặc bệnh tim đe dọa tính mạng cao hơn đến 60%. Ngược lại, các nhân viên làm việc với các nhà lãnh đạo “tốt” thì ít có khả năng bị các vấn đề về tim hơn 40%. Nyberg nói: “Đối với tất cả những người làm việc dưới sự quản lý mà họ cảm thấy kỳ lạ hoặc theo bất kỳ cách nào họ không hiểu, họ sẽ cảm thấy căng thẳng, nghiên cứu xác nhận điều này có khả năng phát triển thành một mối nguy hại về sức khỏe.”

Một trong những câu chuyện thành công của gã khổng lồ internet – Goggle Inc – là văn hóa vững vàng của họ về việc “thổi bay”’ một cách có hệ thống những vị sếp tồi hoặc những gì họ có. Chính sách “Nói không với mấy thằng đểu” của Goggle đã bảo đảm rất nhiều cho việc các ông chủ tệ lậu sẽ không có chỗ đứng hoặc thậm chí là không tìm được đường vào công ty.

Trong bài viết “Sếp tồi khiến bạn phát bệnh như thế nào”, Ray Williams có nói, “Một thằng đểu ở nơi làm việc chính là một người đàn áp, làm nhục, làm mất hứng hoặc bỉ bôi cấp dưới và đồng nghiệp. Chiến thuật bẩn thỉu của họ bao gồm: những lời lăng mạ cá nhân, xâm phạm vào không gian cá nhân, đe dọa và hăm dọa ( cả bằng lời nói và không lời), cười mỉa mai và trêu chọc, sỉ nhục công cộng, gián đoạn thô lỗ, nhìn một cách khinh miệt và bẩn thỉu, đối xử với những người như họ là vô hình, và tấn công hai mặt”.

Có rất nhiều hình thức và sắc thái trong sự xấu xa tệ lậu của một ông chủ. Điều gì khiến nhân viên phát điên lên vì sếp của họ? Đó là:

Nhập nhằng chuyện tiền bạc

Xét cho cùng, nhân viên đi làm chính là vì tiền, vì muốn kiếm tiền để trang trải cuộc sống và phục vụ các nhu cầu bản thân. Bạn có thể đi làm vì đam mê, nhưng chẳng có ai chỉ vì đam mê mà không muốn nhận những đồng lương xứng đáng. Một vị sếp xấu tính luôn tìm cách để trả càng ít tiền cho nhân viên càng tốt (hoặc thậm chí là không trả) chính là lý do không thể ngụy biện cho sự ra đi của nhân viên. Không nhất thiết nhân viên bỏ việc vì trực tiếp bị nhập nhằng, họ có thể nhìn thấy cái sự thật đó xảy ra với người khác và nguy cơ nó cũng có thể xảy ra với chính mình. Sếp xấu tính thì có thể bằng cách này hay cách khác mà nhân viên sẽ nhẫn nhịn chịu đựng, vì xét cho cùng không ai là hoàn hảo và lắm tài thì hay nhiều tật, nhưng khi sếp thiếu sòng phẳng, chẳng có lý do gì để mà tiếc nuối.

Những kỳ vọng phi thực tế

Một người lãnh đạo tốt sẽ đặt những kỳ vọng đủ cao để thúc đẩy nhân viên của mình nhưng không khiến họ mệt mỏi và kiệt sức. Thật tốt khi có những kỳ vọng cao từ người khác, nhưng nó phải luôn song hành cùng sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần. Những kỳ vọng không lành mạnh làm biến dạng môi trường làm việc và khiến cho nhân viên trở thành những kẻ vô dụng. Một người sếp tốt sẽ khiến cho nhân viên có thể được phát triển theo nhịp độ riêng của họ chứ không phải điên cuồng bán mạng chạy theo những chỉ tiêu trên trời.

Một con đường cũ sẽ chẳng bao giờ có thể mở ra một cánh cửa mới! Albert Einstein nói: “Vấn đề không thể được giải quyết bởi những người có cùng mức độ suy nghĩ với người tạo ra nó”. Chúng ta không thể làm những điều cũ rích mãi được. Những người quản lý chỉ chăm chăm bám víu vào những điều đã cũ không thể nào tạo được cơ hội phát triển cho những nhân viên cấp tiến và năng động. Thomas Edison có nói: “Luôn có một cách tốt hơn; tìm đi.” Một ông chủ tồi luôn né tránh sự thay đổi và thậm chí là làm mất tinh thần nhân viên với những suy nghĩ cổ hủ lạc hậu.

Sếp tối thường hay soi mói lỗi lầm của người khác, họ có một đôi mắt tọc mạch và mù quáng về mặt tâm lý với những điểm tốt của người khác. Không có ai là hoàn hảo, và một khi chúng ta quyết tâm bới móc những lỗi lầm của người khác thì chắc chắn ta sẽ tìm ra nó. Thật hài hước khi biết rằng hầu hết thời gian, chính người soi mói mới là vấn đề lớn nhất. Chúng ta thường có xu hướng làm việc ít đi và kém nhiệt tình hơn khi biết rằng có ai đó đang quan sát mình bằng con mắt tọc mạch thiếu thiện chí.

Không biết cảm thông cho những lỗi lầm

Mahatma Gandi nói: “Tự do không mang giá trị gì nếu nếu nó không bao gồm cả quyền tự do phạm sai lầm”. Sai lầm là một phần không thể tách rời của việc học hỏi. Khi nhân viên phạm sai lầm (điều mà 100% họ sẽ luôn luôn vướng phải), chúng ta phải khuyến khích họ học hỏi từ nó. Sai lầm mặc dù có thể tốn kém nhưng cũng có thể được sử dụng như một chìa khóa để đổi mới. Denis Waitley cũng nói: “Những sai lầm rất đau đớn khi chúng xảy ra, nhưng nhiều năm sau đó, một tập hợp các sai lầm chính là cái được gọi là kinh nghiệm”.

Myles Munroe đã từng nói, “Để biết mỗi người nên thuộc về nơi nào, chúng ta cần biết điểm mạnh của họ ở đâu”. Sẽ chỉ là những thất vọng dài dài khi bạn tiếp tục đưa mọi người vào những vai trò không song song với khả năng của họ. Cách dễ nhất để kìm hãm sự phát triển con người là đặt họ vào các phòng ban chẳng cần đến tài năng và sự sáng tạo của họ. Một người quản lý tốt luôn làm một việc gọi là “phân tích sức mạnh” và đảm bảo rằng nhân viên được đặt đúng nơi mà điểm mạnh, tài năng và chuyên môn của họ có thể được sử dụng tối đa.

Không có sự đào tạo và phát triển

Sir Richard Branson nói, “Đào tạo mọi người đủ tốt để họ có thể ra đi, đối xử với họ đủ tốt để họ không muốn làm thế”. Một nhân viên chưa được đào tạo là trách nhiệm của người quản lý! Bất kể mức độ không đủ năng lực, đào tạo phù hợp sẽ luôn tạo ra sự khác biệt! Henry Ford đã từng nói: “Điều tồi tệ hơn cả việc đào tạo nhân viên và để họ rời đi chính là việc không đào tạo họ mà vẫn có họ ở lại”. Bạn không xây dựng một doanh nghiệp, bạn xây dựng con người và sau đó mọi người xây dựng doanh nghiệp. Chẳng đào tạo gì nhân viên nhưng lại mong họ cống hiến một cách hiệu quả chỉ chứng minh bạn là một vị sếp vứt đi.

Sự tích cực chính là năng lượng cho sự hiệu quả. Một số nhà lãnh đạo chỉ giỏi trong việc kéo những người khác xuống. Họ thiếu khả năng khuyến khích và trao quyền cho người khác. Tom Ziglar nói: “Những người tiêu cực không muốn các giải pháp. Giải pháp có nghĩa là họ phải làm việc để tìm một thứ gì đó khác tiêu cực.” Một số ông chủ tệ lậu chỉ nhìn vào những gì đã sai mà không dành thời gian để thực sự nhìn thấy vô số nỗ lực và hy sinh từ nhân viên của họ. Một ông chủ tiêu cực chính là ‘môi trường’ tồi tệ nhất ở bất kỳ nơi làm việc nào!

Mối đe dọa lớn nhất đối với một tổ chức là một người điều hành bất an. Một vị sếp như thế sẽ luôn luôn ngắt mạch sự tăng trưởng và tiến bộ của cấp dưới. Khi một người sếp luôn lo lắng và không chắc chắn về mọi thứ, mọi người xung quanh sẽ luôn là một ‘kẻ tình nghi’. Một lòng tự trọng lành mạnh là tài sản lớn nhất của bất kỳ nhà lãnh đạo nào; nó đảm bảo rằng các ông chủ nhìn nhận mọi người như là một cộng sự chứ không phải một đối thủ cạnh tranh. Một ông chủ bất an sẽ luôn làm hỏng hạnh phúc của người khác chỉ vì anh ta không thể tìm thấy hạnh phúc của riêng mình!

Đây là những ông chủ rất độc hại bởi họ hiếm khi lắng nghe quan điểm và ý kiến từ nhân viên của họ. Andy Stanley nói, “Các nhà lãnh đạo không lắng nghe cuối cùng sẽ được bao quanh bởi những người không có gì để nói.” Các nhà lãnh đạo vĩ đại đánh giá cao những phản hồi và chỉ trích. Các nhà lãnh đạo được vây quanh với những người chỉ nói những gì họ muốn nghe đang hướng đến một cuộc hành trình đi vào quên lãng. Một nhà lãnh đạo vượt ra ngoài cuộc đối đầu sẽ tự hủy hoại bản thân mình! Các ông chủ vĩ đại bao quanh mình, không chỉ với những người nói điều họ muốn nghe, mà với những người nói điều họ nên nghe. Các chỉ trích và phản hồi chính là nấc thang trong sự phát triển của những nhà lãnh đạo.

Thái độ hống hách, kiểm soát và sở hữu

Related image

Steve Jobs đã từng nói: “Việc thuê người thông minh rồi sau đó bảo họ phải làm gì là điều cực kỳ vô lý; chúng tôi thuê những người thông minh để họ có thể cho chúng tôi biết cần phải làm gì”. Những vị sếp tồi tệ có thể khiến chúng ta cảm thấy bị ngột ngạt và chịu đựng. Các ông chủ thực sự phải cung cấp cho nhân viên của họ không gian để thở. Nhiều lần, chúng tôi cần cung cấp cho nhân viên nền tảng để trở thành chính mình và nuôi dưỡng tính cách của họ. Một người lãnh đạo với thiên hướng sở hữu sẽ hành động như thể anh ta sở hữu mọi người. Nhưng thực tế là, bạn không thể nào sở hữu mọi người! Sáng tạo và đổi mới cần không gian. Mọi người đều có quyền có kinh nghiệm và không gian riêng của mình, và khi chúng ta từ chối trao cho mọi người ‘đặc ân’ này, nó cản trở sự phát triển và kinh nghiệm cá nhân. Con người có nghĩa là được sinh hoạt và không bị kiểm soát; nếu mọi người làm việc mà phải bị kiểm soát, sao sếp không có luôn một cái điều khiển từ xa đi!

Thích đổ lỗi nhưng chẳng chịu động não

Một số vị sếp rởm đời không bao giờ chịu nhả ra dù chỉ một lời khen ngợi với nhân viên, điều duy nhất họ làm là ‘đổ lỗi’. Những người ác tính nhất thậm chí có thể làm cho bạn tin rằng bạn không xứng đáng, không đủ năng lực và thậm chí không thể tha thứ. Rõ ràng là các nhân viên sẽ luôn luôn đi kèm với những điểm mạnh và điểm yếu; nhưng một ông/bà sếp rởm đời thì lúc quái nào cũng bỏ qua cái đầu mà chỉ tập trung vào cái sau. Người lãnh đạo thực sự sẽ tận dụng điểm mạnh của nhân viên trong khi cải thiện những điểm yếu của họ. Và tôi cũng đồng ý rằng chúng ta không nên coi thường điểm yếu của nhân viên rồi biến nó thành trở ngại trên con đường phát triển. Động não sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề bằng cách phát triển giải pháp khả thi trong khi đổ lỗi thì chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề và công kích người khác. Nó giết chết sự chủ động và làm giảm tinh thần của mọi người. Tôi đã nhận ra rằng khi chúng ta thực sự động não và suy nghĩ, chúng ta sẽ có ít thời gian hơn để gây trở ngại cho người khác.

Coi trọng khách hàng hơn nhân viên

Image result for toxic bosses illustration

Richard Branson nói, “Đặt nhân viên của bạn lên hàng đầu, khách hàng thứ hai và các cổ đông của bạn thứ ba”. Trong khi khách hàng đảm bảo lợi nhuận thì nhân viên cũng đảm bảo tính bền vững. Khách hàng không nên được ưu tiên, chính nhân viên mới cần điều đó. Nếu bạn chăm sóc nhân viên của bạn, họ sẽ chăm sóc khách hàng. Một người cảm thấy được đánh giá cao sẽ luôn làm nhiều hơn những gì được mong đợi. Ông chủ tệ bạc không bao giờ biết ơn; họ hiếm khi nói những lời ‘Cảm ơn’ với nhân viên của mình.

Cho rằng công việc quan trọng hơn gia đình

Gia đình mới là tất cả! Người lãnh đạo tốt sẽ đảm bảo rằng bạn không hy sinh gia đình để lao vào công việc. Cách dễ nhất để thu phục được nhân viên là thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến gia đình và phúc lợi của họ. Một ông chủ tồi vắt kiệt nhân viên để gây thiệt hại cho gia đình và cuộc sống của họ. Nhân viên sẽ luôn thực hiện nhiều hơn khi gia đình được ưu tiên.

Món quà lớn nhất mà bạn có thể tặng cho nhân viên của mình chính là món quà của một ‘vị sếp tốt’. Để làm cho môi trường làm việc hiệu quả hơn, hoàn thiện và sinh động, chúng ta phải đảm bảo rằng các nhà quản lý và người quản lý có mối quan hệ tích cực và lành mạnh với nhân viên. Cái giá phải trả cho một vị sếp rởm đời không chỉ là quá đắt; mà còn vì thiệt hại chủ yếu là không thể tha thứ. Napoléon Bonaparte nói, “Một nhà lãnh đạo là một nhà thương thuyết niềm hy vọng”. Bản chất thực sự của sự lãnh đạo là kích thích tinh thần của con người để đạt được các mục tiêu chung và táo bạo. CEO chỉ đơn giản là Chief Encouragement Officer – Giám đốc Khích lệ Nhân viên!

“Một nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ, một ông chủ thì chỉ gây sợ hãi”-Vicente del Bosque

Theo LinkedIn

Tư duy kinh doanh – Yếu tố cần thiết để dấn thân vào con đường khởi nghiệp kinh doanh

Cũng giống như mọi loại tư duy khác, tư duy kinh doanh là thứ khác biệt và mang bản sắc cá nhân nhất trên thương trường, không thể dễ dàng đánh giá tư duy kinh doanh của ai là hợp lý trước khi nhìn vào kết quả của họ. Bên cạnh ý chí, khi khởi nghiệp, nếu không có tư duy kinh doanh đúng và khác biệt, bạn sẽ không thể bứt lên được, sau khi khởi nghiệp bạn lại cần học cách tư duy linh hoạt.

1. Không có tư duy cũ hay mới, chỉ có tư duy phù hợp hay không.

Không có gì đánh giá tư duy của bạn là đúng hay sai trừ kết quả bạn tạo ra. Tư duy kinh doanh đã lâu hay mới xuất hiện không quan trọng, miễn là chúng phù hợp với thị trường và đem lại lợi nhuận cho bạn. Còn không, hãy thay đổi chúng.

2. Đừng cho rằng khởi nghiệp là phải làm một điều gì lớn lao.

Ý tưởng khởi nghiệp không khó kiếm như bạn tưởng. Tố chất quan trọng nhất với những người có tư duy kinh doanh, theo tôi, chính là sự quan sát. Quan sát xung quanh mình, nhận ra những điều chưa ổn của cộng đồng và có mong muốn cải thiện nó. Khi đó, bạn làm được chính xác điều người khác cần. Nhìn thấy vấn đề thì dễ nhưng tíc tắc bạn quyết định phải làm gì để giải quyết nó mới quan trọng.

hãy học cách tư duy kinh doanh làm giàu từ các triệu phú

3. Đừng luôn nghĩ mình muốn kinh doanh nhưng không có đủ vốn:

Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn nghĩ làm kinh doanh là phải làm những cái lớn lao, có văn phòng, nhân viên và làm ra những sản phẩm hoành tráng cỡ SamSung, Honda..

Đó là một sai lầm. Vốn và thương hiệu rất quan trọng, nhưng bạn cần thời gian để xây dựng chúng. Bạn kinh doanh là để kiếm tiền về, chứ không phải mang tiền đi tiêu. Có tư duy kinh doanh nghĩa là làm sao chỉ có 1 thôi mình biến ra 10, đừng nghĩ phải có 10 mình mới kiếm ra 10, cũng đừng nghĩ vốn của bạn phải lớn bạn mới tồn tại được. Vốn mạnh giúp bạn nhanh chóng vượt qua một vài khó khăn ban đầu nhanh chóng, nhưng không có nghĩa chính nó tạo nên doanh nghiệp của bạn. Đừng nghĩ phải có vài trăm triệu, phải thành lập cái nọ cái kia mới là làm kinh tế, mới là có tư duy kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, bán những mặt hàng tầm thường nhất.

Hãng máy bay Boeing bắt đầu từ một xưởng dập thìa dĩa, Huyndai trước kia là một cửa hàng gạo. Cái tạo ra sự khác nhau là đầu óc, tư duy kinh doanh của bạn chứ không phải quy mô hiện tại hay mặt hàng bạn đang làm. Nếu không có tư duy đúng, dù bạn có nhiều vốn đến đâu cũng sẽ phá sản.

4. Làm thuê vài năm trước khi khởi nghiệp là điều cần thiết.

Bạn có thể rất giỏi và sáng tạo, việc bạn đi làm thuê không phủ nhận điều đấy nhé. Nhưng tôi vẫn khuyên các bạn trước khi khởi nghiệp nên bỏ một vài năm ra để làm nhân viên. Điều này cho bạn kinh nghiệm, những thứ cực kỳ quý báu mà nếu không cẩn thận sau này bạn sẽ phải trả bằng chính tiền, mồ hôi nước mắt và các mối quan hệ cũng như danh dự của mình. Đồng thời càng qua thời gian càng làm lộ rõ hơn tư duy kinh doanh phù hợp của riêng bạn.

Cứ bước từ những điểm thấp nhất, bạn sẽ càng có cái nhìn bao quát hơn cho sự nghiệp của mình sau này.

học cách tư duy kinh doanh …

5. Đừng lầm tưởng bằng cấp bạn đang có không đáng cho bạn làm chuyên này chuyện kia.

Bạn cho rằng bỏ 4 năm ra học Đại Học, cầm một cái bằng trên tay thì việc mở một quán phở (dù có kiếm ra cả trăm triệu tiền lãi hàng tháng) thật không đáng, là một người làm dịch vụ hằng ngày phải phục vụ vâng dạ ạ thưa với khách là không đáng? Muốn làm kinh doanh, hãy gạt cái TÔI của bạn sang một bên và làm cái mà thị trường cần. Tư duy kinh doanh cần được củng cố bằng tư duy đúng về tiền, mục đích cuối cùng của việc đi làm là vui và kiếm ra tiền. Bạn đừng cho rằng đó là những suy nghĩ tầm thường hay sự bất chấp. Chỉ cần:

Bạn thích.
Có tiềm năng.
Ra tiền.
Không có chân lý nào quy định cầm một bằng cấp trong tay có nghĩa là bạn phải làm gì, hay công việc nào là “xứng” tầm với bạn. Một công việc “xứng” mà chỉ mang lại mức lương lèo tèo, biến mỗi ngày đi làm là một ngày chết mòn, không thể sắp xếp nổi thời gian cho những thú vui riêng. Thì “xứng” để làm gì. Bạn chỉ sống có một lần thôi, đừng làm khổ mình thế.

Việc tự bạn kiếm ra tiền bằng tư duy kinh doanh riêng không làm rẻ tiền con người bạn, không có công việc tầm thường, chỉ có những suy nghĩ tầm thường.

Bạn cứ làm đi, thật kiên định vào, rồi xem sau 5, 10 năm nữa chuyện gì sẽ đến.

 – ST-